Nguồn dữ liệu lập bản đồ Bản đồ địa hình

Các bản đồ hiện đại là kết quả của một quá trình sản xuất phức tạp, bắt đầu với việc lập kế hoạch và thực hiện chuyến bay để chụp ảnh trên không. Các máy lập thể quang học hoặc số hóa, được sử dụng để chuyển đổi hình ảnh ra bản đồ theo hệ thống tọa độ ấn định.

Ảnh vệ tinh đang thay thế dần ảnh máy bay. Kết quả được kết hợp kế thừa các thông tin bản đồ đã có, để cho ra phiên bản mới phù hợp thực tế hơn. Công nghệ mới cho ra dữ liệu số hóa.[3]

Nguồn dữ liệu tên các đối tượng, trong đó có địa danh, vốn là vấn đề phức tạp. Nó được biên tập theo quy tắc "tốt nhất có thể", và do đó được chia ra các nhóm nguồn:

  1. Các điều tra trực tiếp, là nguồn cho tên lần đầu tiên được đưa lên bản đồ, hoặc hiệu đính tên đã có.
  2. Kế thừa từ các biên tập có trước.
  3. Vay mượn từ những bản đồ nước khác khi không có điều kiện tiếp cận đối tượng.

Lập bản đồ tại Việt Nam

Tại Việt Nam trước đây các tên phần lớn kế thừa từ bản đồ do người Pháp lập cho Đông Dương thời những năm 1940 về trước. Hiện nay cơ sở dữ liệu "tên" được coi là đầy đủ cho vùng. Tuy nhiên hoạt động "nhập vào, tách ra, chuyển đơn vị, nâng hạ cấp hành chính" diễn ra liên tục, nên bản đồ vừa lập ra đã bị lạc hậu về hành chính.

Từ năm 2006 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã biên tập và ban hành dần dần các bản quy chuẩn như "Danh mục lưu vực sông liên tỉnh" [4], "Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ" cho các tỉnh thành [5].

Trong thực tế các văn bản pháp quy này mắc nhiếu lỗi biên tập ở dạng nói ngọng và sai dấu, làm sai lệch tên gọi dẫn đến chúng chẳng thể làm quy chuẩn được. Ví dụ đối tượng "sông Nậm Nhé" (theo các bản đồ địa hình 2004) thì trong Danh mục sông liên tỉnh QĐ 1989/QĐ-TTg [6]Danh mục địa danh tỉnh Lai Châu [7] viết là "Nậm Nhè", còn trong Danh mục địa danh tỉnh Điện Biên [8] lại viết là "nặm Nhé" trong khi tên các bản vẫn ghi là nậm. "Danh mục địa danh tỉnh Lai Châu" ghi đối tượng "suối Nùng Than" ở xã Vàng Ma Chải thành suối Lùng Thàn [7]. "Danh mục địa danh tỉnh Lào Cai" viết các đối tượng "ngòi Chỉ", "làng Chỉ" thành ngòi Trĩ, làng Trĩ [9].

Tại Việt Nam có hai cơ sở chính đảm trách thu thập và biên tập bản đồ:

Nội dung Bản đồ địa hình của Việt Nam

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bản đồ địa hình http://maps.nrcan.gc.ca/topo101/faq_e.php http://www.forez-info.com/encyclopedie/le-saviez-v... http://www.bkg.bund.de/nn_168156/DE/Bundesamt/Prod... http://www.vietnam.ttu.edu/virtualarchive/redirect... http://pubs.usgs.gov/gip/TopographicMapSymbols/top... http://www.openstreetmap.org/ http://unstats.un.org/unsd/publication/seriesm/ser... http://www.bandovn.vn/vi/ban-do-dia-hinh-7 http://stnmt.daknong.gov.vn/index.php?option=com_d... http://mapvn.vn/